Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng rất thường gặp trong suốt 9 tháng thai kì. Khi chăm sóc mẹ bầu bị đau họng, cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như quá trình điều trị để luôn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

I. Bà bầu bị đau họng sổ mũi do đâu?
Hiện nay có rất nhiều lý do khiến các mẹ mang thai bị viêm họng sổ mũi . Các nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Trào ngược thực quản: tình trạng acid trong dạ dày trào ngược lên cổ họng gây buồn nôn và làm tổn thương niêm mạc họng, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Thời tiết: nhiệt độ thay đổ đột ngột khiến áp lực không khí tác động lên cơ thể làm hệ miễn dịch suy giảm nhanh chóng, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
- Môi trường sống: môi trường nhiều bụi bẩn, bụi vải gây ra các bệnh về hô hấp.
- Nhiễm trực tiếp virus, vi khuẩn
II.Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng nên làm gì?
Viêm tai mũi họng có tỷ lệ tái lại rất cao. Vì vậy các mẹ không nên quá chủ quan mà phải luôn chuẩn bị cho mình những kỹ năng để xử lý khi mắc bệnh viêm họng, đặc biệt là lựa chọn phương pháp trị viêm họng hiệu quả an toàn.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Súc nước muối sau mỗi lần đánh răng để bảo vệ răng miệng và thành họng.
- Ăn nhiều rau xanh ( bông cải, củ cải, rau dền, tía tô,…) cùng các loại quả nhiều dưỡng chất và có công dụng thanh nhiệt: lê, nho, táo, cà rốt,…
- Không ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ và cứng.
- Tập yoga, thiền hoặc đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút để duy trì sức khỏe.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ở nơi thoáng mát yên tĩnh.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ thư giãn.
- Trước khi ngủ có thể uống một ly sữa ấm hoặc một 1 tách trà gừng nhỏ để nâng cao khả năng miễn dịch.
- Cẩn thận với các loại viên ngậm trị ho tại chỗ. Tìm hiểu kĩ thành phần thuốc trước khi sử dụng.
- Dùng nước muối loãng rửa mũi mỗi ngày 2 lần.
- Không uống đồ uống lạnh và đồ uống có gas.
- Không tiếp xúc với môi trường có mùi thuốc lá, nước hoa, bia rượu hoặc môi trường ô nhiễm không khí.
- Với trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới có các triệu chứng thông thường, có thể áp dụng các mẹo dân gian như dùng chanh muối, dùng quất hấp,… để giảm nhanh cơn đau.
- Không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tái khám định kì đều đặn và đúng hạn.
III. Chữa viêm họng ngạt mũi cho bà bầu hiệu quả
Thông thường khi bà bầu bị đau họng sẽ kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi và cổ họng đau rát. Tuy không gây nguy hiểm nhưng kéo dài vẫn gây ra biến chứng và gây nhiều bất tiện cho các mẹ trong cuộc sống hàng ngày.
Có bầu bị viêm họng sổ mũi khi điều trị thường được áp dụng theo 3 cách và tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà có những cách điều trị khác nhau.
1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây bệnh và diệt trừ chúng rất nhanh chóng. Tuy nhiên các thành phần của thuốc có khi lại không phù hợp sử dụng cho thai phụ.
Vì vậy khi các mẹ lựa chọn trị bệnh theo thuốc Tây y, nên đến khám và dùng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc vì rất dễ gây ra dị dạng, thai lưu ở thai nhi và chậm sinh, sinh non ở thai phụ.
2. Sử dụng Đông y chữa viêm họng sổ mũi
Thuốc Đông y có khả năng điều trị tận gốc bệnh và điều dưỡng cơ thể mẹ bầu trong suốt quá trình trị bệnh. Tuy nhiên điểm hạn chế của Đông y là không thể phát huy tác dụng ngay tức thì mà cần phải có thời gian lâu dài. Đổi lại, Đông y có thể chữa viêm họng hạt, chữa viêm họng cấp tính,… cực kì hiệu quả.

Bên cạnh đó, tìm mua và sử dụng bài thuốc ở một tiệm thuốc uy tín là điều cực kì quan trọng. Không nên tự ý hốt thuốc vì thể chất mẫn cảm và sự yếu ớt của thai nhi.
3. Trị viêm họng sổ mũi cho bà bầu bằng dân gian
Một cách đơn giản hơn để điều trị viêm họng cho bà bầu là sử dụng các mẹo dân gian. Các cách này thường rất dễ thực hiện với các nguyên liệu dễ kiếm, cực kì rẻ và khá lành tính. Dù vậy, vẫn có nguy hiểm nhất định khi sử dụng các biện pháp dân gian.
Bởi lẽ mẹo chữa viêm họng cho bà bầu chỉ mới được truyền tai nhau về công dụng chứ chưa được chứng minh và nghiên cứu rõ ràng. Hơn nữa có thể sẽ xảy ra dị ứng với trường hợp mẹ bầu quá mẫn cảm với các thành phần được sử dụng.
Lời khuyên: Dù trong trường hợp nào, khi có các triệu chứng bệnh viêm họng hoặc các dấu hiệu cảnh báo cơ thể không khỏe, các mẹ bầu nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và dùng phương án điều trị chính xác. Chữa ngạt mũi đau họng cho bà bầu cần sự kiên trì và cẩn thận của người nhà và bệnh nhân để điều trị dứt điểm bệnh.
Biên soạn: An Tư
➥ Mẹ nên biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!