Khi bị viêm họng, bà bầu thường sẽ bị triệu chứng sốt cao kèm theo. Vậy mẹ bầu bị đau họng và sốt có nguy hiểm hay không? Cách chăm sóc cho phụ nữ mang thai bị viêm họng như thế nào cho đúng? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

I.Bà bầu bị đau họng và sốt cao có nguy hiểm hay không?
Viêm họng cấp là một bệnh lý thường hay gặp phải ở sản phụ. Khi bị viêm họng các mẹ bầu thường sẽ bị sốt, cổ họng đau rát, mệt mỏi, chán ăn, ho khan và thở khò khè.
Nguyên nhân thường bị gây ra do cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố khách quan môi trường, thời tiết,… và yếu tố chủ quan: thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm,…
Viêm họng thông thường sẽ không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày nếu được chăm sóc kĩ lưỡng. Bệnh buộc phải dùng thuốc trong trường hợp ho nặng dễ dẫn đến sảy thai hoặc do nhiễm khuẩn.
Với trường hợp viêm họng và sốt cao, khi bà bầu có dấu hiệu này, có nghĩa là cơ thể đang bị rối loạn. Khi bà bầu sốt cao, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải, có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại, có thể gây ra biến chứng cho cả mẹ và bé.
Khi bị sốt cao kéo dài, có 11,2% thai nhi sẽ bị dị tật khi sinh ra, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu thai kì.
II. Mẹ bầu bị viêm họng phát sốt phải làm sao?
Khi bà bầu bị viêm họng có dấu hiệu tăng thân nhiệt, ngay lập tức cần phải theo dõi liên tục và áp dụng các biện pháp hạ sốt phù hợp.
#1. Hạ nhiệt bằng cách chườm ấm
Một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm nhanh cơn sốt là thực hiện biện pháp chườm ấm.

✪ Cách thực hiện như sau: Dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô và lau cổ, nách, bẹn đến khi hạ sốt. Có thể thêm vài giọt dầu khuynh diệp để giữ ấm cơ thể. Đắp một chiếc khăn ấm lên cổ họng sẽ giảm nhanh cơn đau họng do bệnh viêm họng gây nên.
Có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để chính xác hơn. Phải đảm bảo hạ sốt đến dưới 38.5 độ C.
#2. Dùng thuốc hạ sốt để trị viêm họng cho bà bầu
Khi nhiệt độ tăng quá nhanh và cao ( trên 38.5 độ C) nghĩa là tình trạng bệnh khá nguy hiểm. Rất có thể cổ họng đã bị nhiễm trùng nặng dẫn đến phát sốt hoặc do nhiễm phải khuẩn cúm cực kì nghiêm trọng.

Dùng thuốc hạ sốt là một biện pháp có thể giảm nhanh cơn sốt của mẹ bầu, là một loại thuốc chữa viêm họng mãn tính rất tốt. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể dùng 1 viên paracetamol hoặc Tylenol để hạ nhiệt.
Cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng aspirin và ibuprofen cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ra thai nhi dị dạng.
#3. Các biện pháp hỗ trợ hạ sốt cho mẹ bầu đau họng
Ngoài việc áp dụng 2 phương pháp hạ nhiệt nhanh vừa nêu trên, mẹ bầu cũng cần phải áp dụng các cách dưới đây để điều hòa thân nhiệt và tránh việc cơn sốt quay trở lại.
- Phòng ngủ : mẹ bầu nên đặt phòng ngủ ở nơi thông thoáng kín gió. Nhiệt độ phòng luôn duy trì ở mức ổn định 26-28 độc C nếu sử dụng điều hòa. Còn nếu dùng quạt thì tránh để quạt thổi trực tiếp vào người.
- Độ ẩm: Nên có máy tạo ẩm và làm sạch màng lọc ẩm thường xuyên. Không khí quá khô có thể dẫn đến tình trạng cổ họng viêm nhiễm nặng hơn và gây cảm giác đau rát rõ rệt.
- Xông phòng: Có thể xông một ít tinh dầu gừng, bạc hà hoặc tràm trà với máy xông tinh dầu để căn phòng thông thoáng và làm sạch không khí, làm sạch đường hô hấp của mẹ bầu. Tuy nhiên quan sát phản ứng của bà bầu. Nếu thấy khó chịu, thở khò khè thì nên ngừng ngay.
- Quần áo: khi bị sốt, mẹ bầu không nên mặc quần áo quá dày và nặng tránh bí bách. Ngược lại theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu nên mặc quần áo mềm mỏng bằng cotton để thấm hút mồ hôi, tăng khả năng thải nhiệt qua da.
- Chăn nệm: chỉ nên đắp chăn mỏng vừa phải, không được dém chăn quá kĩ gây cản trở quá trình tỏa nhiệt, làm nhiệt độ mẹ bầu tăng cao.

- Thức ăn: mẹ bầu nên ăn các món mềm, lỏng và dễ tiêu như cháo hành, cháo gà,… Tránh các đồ ăn dầu mỡ và chiên xào dễ làm trầy xước niêm mạc họng và làm đầy bụng chướng hơi.
- Nước uống: Uống thật nhiều nước để bổ sung chất điện giải và nâng cao khả năng thải độc thanh lọc của cơ thể. Có thể uống các loại nước ép trái cây như cam, cà rốt, cà chua để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu.
- Không gian: Mẹ bầu bị đau họng và sốt nên dành thời gian nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động và ít người qua lại để sớm lành bệnh.
- Trong vòng 24 tiếng nếu thân nhiệt vẫn không giảm, cần lập tức đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Lưu ý: Không nên xông hơi theo mẹo dân gian thường chỉ vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước, thoát nhiệt. Máu và dưỡng chất không kịp lưu thông sẽ dẫn đến rối loại, gây ra co giật sảy thai ở mẹ bầu và bệnh tật ống thần kinh ở thai nhi cực nguy hiểm.
Mẹ bầu sốt viêm họng là bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc trong trường hợp này. Hệ miễn dịch yếu ớt của thai phụ sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần và khiến cơ thể càng lúc càng dễ bị tổn thương. Vì vậy để ngăn ngừa bệnh xâm chiếm và tái phát, sau khi hết bệnh, mẹ bầu vẫn cần phải có các lưu ý:
- Tập thể dục thường xuyên để có một sức khỏe tốt. Có rất nhiều môn thể dục có mức độ vận động phù hợp với mẹ bầu như : đi bộ, thiền, yoga, …
- Ăn và uống theo một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Tránh các thức ăn có thể làm hại đến niêm mạc họng và tiêu hóa.
- Sinh hoạt trong môi trường trong lành và sạch sẽ, hạn chế đến nơi đông người tránh lây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc nước muối mỗi khi đánh răng.
- Tái khám định kì theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dùng thuốc, tuân theo liều lượng và hướng dẫn.
Chỉ với các biện pháp chăm sóc đơn giản như thế, sức khỏe của mẹ và thai nhi chắc chắn sẽ được đảm bảo.
Tổng hợp: An Tư
➥ Bạn hãy xem ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!