Áp xe amidan là gì, có nguy hiểm không?

Thứ Sáu, 03-08-2018

Áp xe Amidan thường xảy ra với những bệnh nhân bị viêm amidan và khiến họ bối rối trong cách chữa trị cũng như phòng ngừa. Nhằm để làm rõ áp xe amidan là gì và cách điều trị bệnh áp xe amidan như thế nào? bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cực kì bổ ích mà bạn nên biết. 

áp xe vòm họng
Điều trị bệnh viêm amidan áp xe hiệu quả khi biết được áp xe quanh vòm họng là gì

Áp xe Amidan là gì?

Giữa tuyến amidan và thành họng có những khoảng trống với sự liên kết “mỏng manh, lỏng lẻo”. Đây cũng là khu vực dễ bị nhiễm trùng, tạo thành ổ dịch mủ và được biết đến với tên gọi: áp xe amidan.

1. Nguyên nhân gây áp xe Amidan

Áp xe amidan xảy ra do những yếu tố sau:

  • Thời gian chữa trị viêm amidan chậm trễ, gây ra biến chứng tại chỗ hình thành ổ áp xe amidan.
  • Các vi khuẩn, độc tố kháng lại thuốc kháng sinh được dùng để chữa bệnh viêm amidan phản ứng lại với cơ thể gây ra áp xe.
  • Sự tấn công của các loại khuẩn gây bệnh như: tụ cầu, liên cầu, liên cầu beta tan huyết nhóm A, …
  • Yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của các loại vi khuẩn, dễ khiến cho áp xe xuất hiện tại vị trí viêm Amidan cũ.

2. Nhận biết sớm triệu chứng áp xe amidan

Bạn cần để ý thời gian 1 tuần sau khi bị viêm amidan cấp. Đây là thời gian dễ gây ra tình trạng áp xe quanh amidan điển hình. Hơn nữa, cơn đau sẽ càng lúc càng tăng, gây ra nhiều bất tiện và mỏi mệt.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng áp xe amidan diễn ra có thể kể đến như:

  • Cơn đau ở tuyến amidan lan nhanh, đến vùng tai và góc hàm. Cảm giác sẽ nhức buốt, thể hiện rõ mỗi khi nuốt nước miếng hoặc uống nước mà vẫn thấy đau.
  • Cảm giác nuốt khó, nước bọt chảy ra nhiều và hơi thở có mùi hôi, thối.
  • Bệnh nhân cần để ý vùng lưỡi, mặt lưỡi sẽ xuất hiện màng trắng đục, rêu lưỡi dày và môi khô nứt.
  • Chất giọng thay đổi, nghiêng về trầm khàn khó nghe do eo họng bị thu hẹp.
apxe amidan co nguy hiem khong - apxe amydal
Nhận biết các dấu hiệu của áp xe amidan để tiến hành điều trị kịp thời
  • Áp xe amidan ở mức độ nặng có thể gây ra hiện tượng khít hàm, viêm amidan hốc mủ, khó thở và vùng áp xe sẽ lan rộng, lấp kín họng miệng nếu không điều trị kịp thời.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, cơn sốt có thể từ 38 – 39 độ C.
  • Cơ thể bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Áp xe thường hình thành ở một bên thành họng, hạch cùng bên sẽ phình to, ấn vào đau nhức.

Khi thăm khám vùng họng sẽ thấy:

  • Phần họng không đối xứng, phần Amidan bị sưng phồng.
  • Màn hầu và lưỡi gà bị phù nề, di động kém, đẩy vẹo sang một bên.
  • Đôi khi có thể bị cả áp xe vòm họng, apxe các bộ phận khác liên quan đến tuyến amidan.
  • Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân thì lượng bạch cầu tăng lên.

Áp xe Amidan có nguy hiểm không?

Giữa viêm amidan cấp và áp xe amidan là triệu chứng viêm tấy quanh amidan. Nếu như trong giai đoạn này bạn có thể phát hiện kịp thời những “dấu hiệu bệnh” đang manh nha thì hướng điều trị rất dễ dàng và đơn giản.

Áp xe amidan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mức độ viêm sưng có thể lan rộng, dẫn đến viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tắc xoang hang, phù nề thanh quản, áp xe thành bên họng, tổn thương thành động mạch cảnh trong, thậm chí là tử vong.

Hơn nữa, áp xe amidan sau một thời gian điều trị không hiệu quả sẽ tự vỡ, các ổ dịch mủ còn nằm lại ở thành họng gây ra triệu chứng bệnh kéo dài.

viêm tấy quanh amidan - apxe quanh amidan
Áp xe amidan dễ bị tái phát, dễ bị biến chứng nếu như người bệnh không chăm sóc cẩn thận

Vì vậy khi bị bệnh viêm amidan hoặc các dấu hiệu của áp xe amidan, người bệnh cần cẩn trọng và lập tức tiến hành các bước điều trị áp xe amidan.

Điều trị áp xe Amidan như thế nào?

Điều trị áp xe amidan tùy vào triệu chứng và giai đoạn mà từng trường hợp cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu như lựa chọn đúng và phù hợp bệnh áp xe quanh amidan sẽ thuyên giảm và sức khỏe được hồi phục nhanh chóng.

Dưới đây là các biện pháp điều trị áp xe amidan thường được sử dụng hiện nay.

Đối với giai đoạn mới phát viêm tấy quanh Amidan:

  • Sau khi thăm khám, bệnh nhân có thể chỉ cần sử dụng kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ với liều dùng phù hợp.
  • Nói rõ với bác sĩ các loại thuốc bị dị ứng và tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc điều trị áp xe amidan khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
  • Các loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như nhóm thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs, thuốc giảm đau thuộc nhóm Acetaminophen (Tylenoil)
Chữa áp xe amidan hiệu quả - hinh anh apxe amidan
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau

Đối với giai đoạn áp xe quanh Amidan có mủ:

  • Bệnh nhân có thể thăm khám với bác sĩ để thực hiện chích rạch khối áp xe dẫn lưu mủ. Mủ này được nuôi cấy để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Sau khi thực hiện chích rạch cần giữ cho vết rạch luôn mở khoảng 3 ngày.
  • Thực hiện điều trị nội khoa bằng kháng sinh, bạn có thể thực hiện tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Cách này có thể giúp chống các vi khuẩn hiếu khí và kị khí.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân điều trị kết hợp với các loại thuốc khác nhau. Bao gồm các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và một số loại thuốc hạ sốt.
  • Tiến hành phẫu thuật loại bỏ áp xe amidan và cắt bỏ amidan: cắt lạnh, sử dụng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực, sử dụng sóng radio cao tần,…

Một số lưu ý khi bị áp xe Amidan

Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân bị áp xe Amidan cần phải chú ý một số vấn đề:

  • Tích cực điều trị áp xe Amidan khi các triệu chứng xuất hiện.
  • Bệnh nhân sau khi chữa khỏi viêm Amidan cần chú ý thăm khám định kỳ để tránh tình trạng áp xe Amidan xảy ra ở vị trí viêm trước đây. Tốt nhất nên tái khám tổng quát 3-6 tháng/ lần.
  • Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp để quá trình hồi phục áp xe Amidan có tiến triển tốt hơn. Thay nước đá bằng nước lọc ấm uống mỗi ngày, không ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng khiến dễ bị viêm amidan trở lại.
Lưu ý khi bị áp xe amidan
Uống nước ấm, đặc biệt là các loại trà thảo dược sẽ nhanh chóng giúp vết thương chóng lành
  • Các biện pháp vệ sinh họng, răng miệng và mũi cần thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ để loại trừ các vi khuẩn xâm nhập. Dùng nước muối sinh lý súc miệng 2 lần/ngày và rửa mũi cách ngày để đường hô hấp luôn sạch khỏe.
  • Thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều loại bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nơi đông người.
  • Giữ ấm cổ họng và dùng máy tạo độ ẩm nếu sử dụng điều hòa.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tay để tránh vi khuẩn xâm nhập theo đường ăn uống, hô hấp.

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về áp xe Amidan, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những giải pháp điều trị hợp lí để đẩy lùi căn bệnh này. Hi vọng một số thông tin trên đây có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị áp xe amidan. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Biên soạn: An Tư

➥ Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Bài viết liên quan
trị viêm amidan bằng thảo dược

Mẹo chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên có ở quanh nhà

Chẳng cần tốn nhiều tiền và tìm kiếm xa xôi, với 6 mẹo chữa viêm...

cắt amidan có tốt không

Cắt amidan có tốt không, phương pháp nào tốt nhất?

Hỏi: “Thưa bác sĩ, xin cho hỏi cắt amidan có tốt không? Tôi có một cháu...

viêm amidan gây hôi miệng

Viêm amidan gây hôi miệng phải nhớ những mẹo này

Người bệnh thường phải “đau đầu” khi tìm kiếm cách chữa trị hôi miệng do...

nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủ

Vạch mặt 9 nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ

Tìm ra các nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ là điều cực kì quan...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *