1″Amidan cắt rồi có mọc lại không bác sĩ? Tôi bị sưng đau 2 bên Amidan, thường hay đau họng. Tôi đi khám bệnh thì bác sĩ nói amidan của tôi bị phình to lên, có mủ đặc. Sau khi bác sĩ nói chuyện với tôi thì tôi cũng đồng ý cắt amidan. Vậy Amidan cắt xong rồi thì có mọc lại được không, có hết viêm họng không? Mong chuyên mục tư vấn giúp tôi.”
(Q.Anh, Tân Phú, TPHCM)

Amidan cắt rồi có mọc lại không?
Đối với những bệnh nhân trưởng thành đã cắt Amidan rồi thì Amidan sẽ không mọc lại nữa, chức năng bảo vệ của Amidan cũng không còn. Chỉ những trẻ em trong độ tuổi đang phát triển thì sau khi cắt Amidan vẫn có thể phát triển tiếp một phần. Ngoài ra có những trường hợp xuất hiện các hạch hoặc các khối u tại vị trí đã cắt Amidan, những trường hợp này cần phải thăm khám sớm.
Thông thường những trường hợp được chỉ định cắt Amidan gồm có:
- Amidan mất đi vai trò miễn dịch.
- Tình trạng viêm Amidan nặng, trở thành ổ vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
- Amidan quá phát gây bít tắc hô hấp.
- Tình trạng Amidan nghi ngờ phát triển thành u ác tính.
- Viêm Amidan mạn tính từ 6 đợt trở nên trong vòng 1 – 2 năm liên tiếp.
- Tình trạng viêm Amidan gây ra các biến chứng về tình trạng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận, gây viêm tai giữa, viêm xoang.
- Amidan quá phát gây bít tắc hô hấp dẫn đến ngủ ngáy, khó thở khi ngủ.
Tuy nhiên Amidan thường không được cắt nếu như bệnh nhân bị rối loạn cầm máu bẩm sinh, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu, Hemophilia A, B, C,… Ngoài ra có thể trì hoãn cắt Amidan đối với bệnh nhân tiểu đường, cường giáp, lao, phụ nữ có thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, trẻ em dưới 5 tuổi, đang có dịch bệnh trong khu vực.
Sau cắt amidan có hết viêm họng?
Ở điều kiện khỏe mạnh, Amidan nằm 2 bên cuống họng của chúng ta đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hoạt động của Amidan tương tự như một lá chắn giúp chặn và tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ mũi và miệng. Thông thường viêm họng thường xảy ra khi có tình trạng Amidan. Tuy nhiên tình trạng viêm họng vẫn có thể xảy ra mặc dù không liên quan đến Amidan.
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm, sưng đau vùng họng dù có cắt Amidan hay không. Thường gặp nhất trong cuộc sống là những nguyên nhân như:
- Các loại virus xâm nhập vào vùng họng (chiếm từ 40 – 80% các nguyên nhân).
- Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm.
- Ảnh hưởng từ các chất kích thích như thuốc lá, tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, hóa chất.
- Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.
- Ảnh hưởng phụ của các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, trào ngược dạ dày và thực quản, bệnh dị ứng trong.

Chính vì vậy, sau khi cắt Amidan nếu không có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trước các yếu tố xâm nhập thì bạn vẫn có thể bị viêm họng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước đây có nhiều người lầm tưởng sau khi cắt Amidan sẽ hết viêm họng tuy nhiên đây là quan niệm rất sai lầm.
Sau khi cắt Amidan cần chú ý những gì?
Thông thường, sau khi cắt Amidan, bệnh nhân cần theo dõi một số vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt trong cuộc sống. Cụ thể như sau:
1.Theo dõi tình trạng chảy máu
Theo dõi tình trạng chảy máu khi nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, xoay mặt về một bên và không gối đầu, không khạc, không nuốt nước bọt, bệnh nhân đùn, lùa nước bọt ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng. Nếu nước bọt có máu đỏ tươi thì tình trạng chảy máu vẫn còn, phải tiếp tục theo dõi.
Khi phát hiện tình trạng chảy máu sau khi cắt Amidan, bạn cần báo cho các bác sĩ và theo dõi liên tục trong vòng 12 ngày, đặc biệt là ngày 1 và ngày 7 sau khi cắt (đây là giai đoạn bắt đầu bong tróc giả mạc phủ hố amidan).

2.Chú ý chế độ dinh dưỡng
Trong vòng 10 ngày sau khi cắt Amidan, bạn cần chú ý với chế độ dinh dưỡng bao gồm:
- Sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng, nguội.
- Tránh các loại thức ăn cay, cứng, nóng, chua, các thức uống có màu nâu đỏ.
3.Chế độ sinh hoạt
- Nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, đủ ánh sáng.
- Tránh nói to, hạn chế nói chuyện nhiều.
- Sau khoảng 10 ngày sau khi cắt Amidan không nên di chuyển xa, không đi máy bay.
- Vệ sinh với nước ấm thường xuyên.
- Sử dụng thuốc uống theo toa và tái khám đúng hẹn.
- Hố mổ thông thường sẽ lành sau khoảng thời gian 14 ngày.

Trên đây là một số vấn đề bạn cần biết về mối quan hệ giữa việc cắt Amidan và tình trạng viêm họng. Đây là hai vấn đề không liên quan nhiều đến nhau, do đó kể cả sau khi cắt Amidan bạn vẫn phải phòng ngừa các yếu tố gây ra bệnh viêm họng. Hi vọng một số thông tin trên sẽ có ích đối với bạn trong xử trí những bệnh khó chịu này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Bạn nên tìm hiểu ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!